Link liên quan:
http://www.kyvatkhangchien.com/2016/10/531-thong-tin-ve-ngoi-mo-tap-chon-cat.html
http://www.kyvatkhangchien.com/2016/11/5311-thong-tin-ve-ngoi-mo-tap-chon-cat.html
II. Thời gian diễn ra: Từ 03h20 ngày 31/1/1968 cho đến 21h00 ngày 31/1/1968. Các vụ bắn súng bộ binh và tấn công tiếp tục diễn ra lẻ tẻ cho đến tận ngày 9/2/1968.
III. Địa điểm: Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, và lân cận khu vực trọng yếu sân bay Tân Sơn Nhất. Các mũi tấn công bộ binh chính đã tiến qua khu vực lô cốt số 049 đến cửa 051 ở vành đai phía Tây sân bay. Bộ đội Việt Nam cố gắng vượt qua cửa số 10 (Vành đai phía Đông Nam) và tổ hợp MACV – Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam(Gần cửa số 10).
IV. Sở chỉ huy: Trung tâm hành quân phòng thủ hỗn hợp khu vực trọng yếu Tân Sơn Nhất JDOC.
V. Chỉ huy đơn vị: Gồm có chỉ huy Phi đoàn 33 không quân VNCH (Chỉ huy khu vực trọng yếu Tân Sơn Nhất), Chỉ huy Đoàn trợ chiến số 377, Chi đoàn cảnh vệ sân bay số 377, Chỉ huy tổ hợp MACV, Chỉ huy Trung đội trực thăng vũ trang – Đại đội không quân số 120.
VI. Các đơn vị quân Mỹ và VNCH tham chiến:
- Tiểu đoàn 2 phục vụ VNCH
- Tiểu đoàn 8 dù số VNCH
- Tiểu đoàn 53 địa phương quân VNCH
- Tiểu đoàn 1 thủy quân lục chiến VNCH
- Tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến VNCH
- Chi đoàn cảnh vệ sân bay số 377 (Mỹ)
- Lực lượng đặc nhiệm 35 (Lính Mỹ tăng cường từ tổ hợp MACV cho Đoàn cảnh vệ 377)
- Lực lượng đặc nhiệm Peter (Lính Mỹ tăng cường từ Tổ hợp MACV cho Doanh trại MACV)
- Chi đội A, Chi đoàn 1, Trung đoàn 11 thiết kỵ Mỹ
- Chi đoàn ¾ thiết kỵ, Sư đoàn 25 Mỹ
- Tiểu đoàn 1/18 bộ binh – Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ
- Tiểu đoàn 2/27, Sư đoàn 25 Mỹ
- Tiểu đoàn 2/327, Sư đoàn 101 dù Mỹ
- Tiểu đoàn 1/27, Sư đoàn 25 Mỹ
- Trung đội 1 trực thăng vũ trang, Đại đội 120 không quân
- 3 vị trí radar phản pháo
- Nhóm chiến đấu lâm thời (Khu vực kho Hong Tong Tay)
- 1 Trung đội pháo 105mm VNCH Tân Sơn Nhất
- 1 Trung đội pháo 105mm VNCH Cổ Loa
- 1 đại đội hỗn hợp bộ binh và 1 Trung đội xe tăng – Nhóm phòng thủ của Phi đoàn 33 không quân VNCH
- Các lực lượng địa phương quân và dân vệ khác
- 150 lính không quân Mỹ tăng cường cho Đoàn cảnh vệ sân bay 377
- Không quân VNCH và Trung tâm điều phối không quân chiến thuật của Tập đoàn 7 không quân Mỹ
- 1 pháo đội 105mm thuộc Sư đoàn 25 Mỹ
- Chi đội A, Chi đoàn ¼ thiết kỵ
- Đội cố vấn của Khu vực trọng yếu sân bay Tân Sơn Nhất
VII. Tin tình báo
a. Tình báo trước khi xảy ra tấn công
(1) Báo cáo tình báo cộng với nguồn tin Trung tâm hành quân phòng thủ hỗn hợp (JDOC) nhận được 30 ngày trước khi diễn ra tấn công đã cho thấy một số hoạt động của địch quân có thể xuất hiện trong kỳ nghỉ Tết. Tình báo phán đoán địch quân có khả năng tập kích quy mô lớn bằng súng cối và đạn pháo phản lực cộng với tấn công bộ binh với lực lượng không quá tiểu đoàn tăng cường. Các bài diễn tập được viết ngày 24/1/1968 và chuyển tới các Chỉ huy có liên quan để thẩm định và thực thi vào tối ngày 26 – 27/1/1968. Các bài diễn tập thử khả năng của tất cả các lực lượng bảo vệ trong biên chế khu vực trọng yếu Tân Sơn Nhất. Cổng 051, điểm yếu nhất trong vành đai và là điểm dự đoán đường xâm nhập từ hướng biên giới Campuchia về đã được chọn làm điểm mô phỏng địch quân xâm nhập. Tình trạng thực hành Vàng đã được bắt đầu từ lúc 02h25 ngày 27/1/1968. Diễn tập Tết bắt đầu, bao gồm các điểm lưu ý của Chỉ huy, bắt đầu lúc 05h00 tại Sở chỉ huy Trung tâm hành quân phòng thủ hỗn hợp (JDOC).
(2) Trạng thái tình báo trong ngày ngay trước khi diễn ra tấn công vẫn không có thay đổi so với bình thường. Không có dấu hiệu nào cho thấy địch quân tấn công sân bay Tân Sơn Nhất sắp xảy ra. Các điệp viên tình báo không thấy dấu hiệu thay đổi của vị trí, trạng thái, hoặc số lượng của lực lượng địch quân trong khu vực.
(3) Lúc 10h20 ngày 30/1/1968, Chỉ huy Đoàn cảnh vệ sân bay 377, ban bố tình trạng báo động an ninh màu Xám có hiệu lực cho đơn vị mình trong trạng thái gia tăng các hoạt động của địch quân dịp Tết và giảm các hoạt động của lực lượng VNCH do nghỉ lễ.
(4) Lúc 17h32 ngày 30/1/1968, Đoàn cảnh vệ sân bay 377 đã được đặt trong báo động tình trạng an ninh Đỏ bởi mệnh lệnh của Chỉ huy Tập đoàn không quân 7 Mỹ. Trung tâm hành quân phòng thủ hỗn hợp (JDOC) đã cố gắng xác nhận báo động tình trạng an ninh Đỏ với phía quân đội Mỹ nhưng không thành. Tất cả các lực lượng trong khu vực trọng yếu Tân Sơn Nhất vẫn còn ở trạng thái báo động Trắng, ngoại trừ Đoàn cảnh vệ sân bay 377 và Lực lượng đặc nhiệm 35, và tất cả các lực lượng phòng thủ Tân Sơn Nhất còn lại đều ở trạng thái báo động Vàng.
b. Thông tin tình báo sau tấn công: Các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn tình báo, bao gồm từ Tập đoàn không quân 7 Mỹ, MACV, các cơ quan trực tiếp yểm trợ Khu trọng yếu Tân Sơn Nhất.
(1) Tấn công sân bay Tân Sơn Nhất là một phần của đợt tấn công diễn ra ở tỉnh Gia Định và miền nam Việt Nam.
(2) Được cho rằng kế hoạch tấn công Tân Sơn Nhất đã được xây dựng và thống nhất bởi chỉ huy bộ đội Việt Nam vào sớm ngày 22/12/1967. Và cuộ tấn công được lên kế hoạch trước dịp nghỉ Tết.
(3) Các nguồn tình báo ước lượng có 9 tiểu đoàn bộ đội Việt Nam ở khu vực Sài Gòn, và ít nhất 7 tiểu đoàn đã tham gia tấn công vào căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Các tiểu đoàn bộ đội Việt Nam ở khu vực Sài Gòn còn được tăng cường và yểm trợ từ 12 đại đội hoặc cỡ lớn hơn của Sư đoàn 5 Quân Giải phóng.
(4) Đã không được nhận biết rõ về danh tính, phiên hiệu, hoạt động cụ thể của hầu hết các đơn vị tham gia tấn công căn cứ Tân Sơn Nhất. Vai trò của các đơn vị bộ đội Việt Nam tấn công và danh tính được bình luận như sau:
(a) Các đơn vị không xác định bắn phá trực tiếp vào các công trình ở hướng khu vực kho xăng dầu và khu đỗ máy bay C130. Hướng bắn đến từ ngoài căn cứ phía đầu Đông đường băng, gần đường tiếp cận đường băng.
(b) Áp lực lớn từ bộ phận của Tiểu đoàn đặc công C10 và Tiểu đoàn 2 bộ đội địa phương lên trụ sở Bộ Tổng tham mưu VNCH, đóng bên cạnh phía Tây Nam vành đai sân bay, và các đơn vị này đã xâm nhập vào Bộ Tổng Tham mưu VNCH qua hàng rào phía Đông nam.
(c) Hỏa lực súng bộ binh địch quân bắn dữ dội về cổng số 2, có thể là lực lượng Tiểu đoàn 2 bộ đội địa phương và Tiểu đoàn C10 đặc công.
(d) Các lực lượng bộ đội Việt Nam, có thể là Tiểu đoàn 6 bộ đội địa phương và Tiểu đoàn C10 đặc công, tấn công lối vào phía Nam của Căn cứ MACV, xấp xỉ 250m đông nam hàng rào ngoại vi căn cứ. Lực lượng bộ đội Việt Nam này ước tính khoảng 1 đại đội tăng cường (Trên 200 người).
(e) Lực lượng bộ đội Việt Nam ước tính khoảng 4 tiểu đoàn tăng cường tham gia tấn công khu ngoại vi phía Tây căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Lực lượng tham gia và chiến thuật thực hiện được chỉ ra dưới đây. Có 3 đơn vị chính cỡ tiểu đoàn ở vị trí hàng dọc ở thời điểm tấn công.
[1] Bộ phận của Tiểu đoàn C10 đặc công tiếp cận dãy hàng rào bằng xe Lambretta trên QL1A. Bộ đội đặc công xuống xe và điểm hỏa, được cho là bộc phá ống phá rào, để phá hàng rào. Lượng nổ đã mở tung phần hàng rào bên ngoài, và bộ đội Việt Nam tiến vào bên trong. Khu vực tập hợp của lực lượng đặc công là lân cận làng Phú Cường, khoảng 15km phía Bắc sân bay Tân Sơn Nhất.
[2] Tiểu đoàn 267 bộ đội chủ lực là tiểu đoàn dẫn đầu (Có khoảng 25% là người miền Bắc), và là lực lượng chính tấn công vành đai phía Tây sân bay. Tiểu đoàn này, cũng như các tiểu đoàn khác tấn công sân bay, có quân số từ 450 đến 500 người. Đơn vị này đã tiến sâu nhất vào sân bay Tân Sơn Nhất. Khu vực tập hợp của họ xấp xỉ 6km nam làng Đức Hòa (?), cách khoảng 18km phía Tây sân bay.
[3] Tiểu đoàn 16 (D16) bộ đội chủ lực, là đơn vị thứ 2 trong đội hình lực lượng tấn công. Một số bộ đội hy sinh thuộc đơn vị này đã được tìm thấy bên trong và thâm chí ngay ngoài hàng rào ngoại vi. Có thể tiểu đoàn này đã đóng cùng với hoặc rất gần với Tiểu đoàn 267 ở trên, nên khó phân biệt được những người lính đã hy sinh là của đơn vị nào. Phần lớn bộ đội của đơn vị này là người miền Bắc.
[4] Tiểu đoàn 269 chủ lực là đơn vị ở phía sau của đội hình tấn công. Khu vực trú quân trước khi tấn công là ở gần Đức Hòa. Đơn vị này đã bị Tiểu đoàn 53 địa phương quân VNCH tấn công vào sườn phía Đông và Nam trước khi đến được hàng rào ngoại vi sân bay.
[5] Tiểu đoàn 90 của Trung đoàn 1 (Mật danh KB 604) ở vị trí Nhà máy dệt Vinatexco Tây Bắc lối tiếp cận khu hàng rào ngoại vi phía Tây sân bay. Tiểu đoàn này có 12 vị trí súng cối ở phía Bắc, Tây và Nam của Nhà máy và có thể bắn yểm trợ thường xuyên cho lực lượng tấn công. ĐƠn vị này có quân số khoảng trên 170 người chết do các cuộc ném bom vào Nhà máy trong suốt ngày 31/1/1968. Các nguồn tin tình báo Việt Nam cho biết trong số các thương vong ở Nhà máy dệt, có 7 phi công Bắc Việt và 15 thợ kỹ thuật hàng không Bắc Việt. [Có lẽ phía Mỹ cho rằng phía Quân Giải phóng có kế hoạch lấy máy bay Mỹ chiếm được ở sân bay Tân Sơn Nhất để sử dụng nên có lực lượng này – Rongxanh chú thích thêm]
[6] Các lực lượng hỗ trợ cho các Tiểu đoàn này hoặc bộ phận của các Tiểu đoàn khác chưa xác định được phiên hiệu, đã yểm trợ bằng pháo binh cho các đơn vị tấn công sân bay.
VIII. Tình trạng của lực lượng cảnh vệ sân bay
a. Tổng quân số cảnh vệ sân bay tại thời điểm bị tấn công là 890 người. Trong đó, 75 người, bằng 8% quân số, bị ốm, hoặc đang chờ hoàn thành khóa huấn luyện. Quân số thực tế hiện diện là 815 người, 56% (là 457) đã có mặt ở thời điểm diễn ra tấn công. Khi chuyển trạng thái báo động Đỏ lúc 17h30 ngày 30/1/1968, tám Tổ phản ứng nhanh (mỗi Tổ có 13 người, chiếm 13%) đã được thành lập, trang bị, sẵn sàng đối phó với các đợt tấn công. 262 người còn lại (32%) được vũ trang và chờ ở doanh trại cho đến khi có lệnh gọi.
b. Khi chuyển trạng thái báo động Đỏ, 3 trung đội lính Mỹ (Toán đặc nhiệm 35) đã được báo động và lệnh có mặt sau 5 phút, là lực lượng dự bị cho Đoàn cảnh vệ sân bay 377. Các Trung đội này, mỗi trung đội biên chế 30 người, ngay lập tức có mặt dưới sự chỉ huy của Chỉ huy Đoàn cảnh vệ 377, theo kế hoạch phòng thủ căn cứ.
c. Theo các thủ tục hiện hành, Đoàn cảnh vệ được chia thành 2 toán. Toán ban đêm, có trách nhiệm hoạt động ở thời điểm bị tấn công, gồm có 2 sỹ quan và 446 binh lính. Cụ thể như sau:
(1) Bảo vệ hoạt động bay
(a) Nhóm giám sát: 15 người
* Chỉ huy bay: 1
* Trợ lý chỉ huy bay: 1
* Trung tâm hành quân phòng thủ hỗn hợp: 3
* Liên lạc/Vẽ, Kế toán: 4
* Trung tâm điều hành an ninh CSC và Tổ báo động an ninh SAT: 6
(b) Nhóm Alpha: 60 người
* Nhóm NCOIC: 1
* Lô cốt M16: 23
* Tháp canh: 12
* Các vị trí đồn kiểm soát lối vào: 14
* Nhóm báo động an ninh: 6
* Lô cốt M60: 4
(c) Nhóm Bravo: 55 người
* Nhóm NCOIC: 1
* Lô cốt M16: 7
* Tháp canh: 6
* Canh gác khu vực và kiểm soát lối vào: 24
* Nhóm báo động an ninh: 9
* Lô cốt M60: 8
(d) Nhóm Charlie: 35 người
* Nhóm NCOIC: 1
* Lô cốt M16: 9
* Các đồn đặc biệt và kiểm soát lối vào: 17
* Nhóm báo động an ninh: 6
* Lô cốt M60: 2
(e) Nhóm Delta: 57 người
* Nhóm NCOIC: 1
* Lô cốt M16: 15
* Kiểm soát lối vào và canh gác khu đỗ: 27
* Nhóm báo động an ninh: 6
* Lô cốt M60: 8
(f) Nhóm Echo: 47 người
* Nhóm NCOIC: 1
* Lô cốt 051: 5
* Tháp canh: 5
* Lô cốt M16: 12
* Các đồn đặc biệt và kiểm soát lối vào: 14
* Nhóm báo động an ninh: 7
* Lô cốt M60: 3
(g) Nhóm Foxtrt: 12 người
* Nhóm NCOIC: 1
* Tháp canh: 2
* Lô cốt M16 và Lô cốt M60: 4
* Nhóm báo động an ninh: 5
(h) Dự bị Nhóm báo động an ninh: 12
Tổng cộng nhóm an ninh bay: 293
(2) Nhóm K9
(a) NCOIC: 1
(b) Giám sát: 2
(c) Tuần tra vũ trang SAT: 6
(d) Yểm trợ: 2
(e) Nhóm quân khuyển: 47
Tổng cộng Nhóm K9: 58 người
(3) Nhóm Điều hành bay
(a) Chỉ huy bay và Trợ lý: 2
(b) Nhóm trưởng, thư ký, liên lạc: 4
(c) Tuần tra : 12
(d) Kiểm soát lối vào và cổng: 15
(e) Kiểm soát lối vào, các đồn đặc biệt: 29
(f) Cảnh vệ bảo vệ doanh trại Tập đoàn không quân 7: 12
(g) Toán phản ứng nhanh: 13
(h) Bảo vệ khu hải quan và sảnh chờ: 8
(4) Nhóm khác
(a) Sỹ quan vận hành bảo vệ hệ thống vũ khí: 1
(b) Kho vũ khí: 4
Tổng cộng: 5
Tổng cộng làm nhiệm vụ: 457
(5) 8 Toán phản ứng nhanh (Mỗi toán 13 người): 104
(6) Lực lượng dự bị: 254
(7) 3 Trung đội lính Mỹ dự bị (Toán đặc nhiệm 35, mỗi toán 30 người); 2 trung đội của Tiểu đoàn 69 thông tin, 1 trung đội của Tiểu đoàn 53 vận tải: 90
TỔNG CỘNG LỰC LƯỢNG MỸ: 905
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét