Các bài liên quan
X. Kết quả trận chiến:
[5.37.2] Diễn biến trận chiến đấu của bộ đội Việt Nam tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân, 31/1/1968
[5.37.1] Sơ đồ phân chia khu vực sân bay Tân Sơn Nhất của phía Mỹ, dịp Tết Mậu Thân 1968
[5.37] Diễn biến trận tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam dịp Tết Mậu Thân, 31/1/1968 - Phần 1
[5.31.1] Thông tin về ngôi mộ tập thể chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Tết Mậu Thân 1968
[5.31] Thông tin về ngôi mộ tập thể chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Tết Mậu Thân 1968
X. Kết quả trận chiến:
a. Tổn thất của bộ đội Việt Nam
Có 157 bộ đội Việt Nam chết phía trong căn cứ, và 9 tù binh. Ngay phía bên ngoài hàng rào ngoại vi căn cứ có 267 thi thể bộ đội Việt Nam. Tất cả những thi thể này và tù binh có thể thuộc Tiểu đoàn C10 đặc công, Tiểu đoàn 267, Tiểu đoàn 16 và Tiểu đoàn 90.
Tiểu đoàn 269, giao chiến với Tiểu đoàn 53 địa phương quân VNCH có sự yểm trợ của không quân Mỹ, có 286 bộ đội hy sinh.
Lực lượng Mỹ và đồng minh (Tiểu đoàn 2 yểm trợ và Toán đặc nhiệm Peter) hoạt động ở cổng số 10 đếm được hơn 82 thi thể bộ đội Việt Nam. Tổng số bộ đội Việt Nam hy sinh, kể cả con số trên 170 bộ đội VN hy sinh ở nhà máy dệt Vinatexco, là trên 962 người.
b. Tổn thất của đồng minh
- Mỹ: Chết 4+19, bị thương 11+75
- VNCH: Chết 5+27, bị thương 12+67
c. Thu giữ 145 vũ khí ở khu vực trong căn cứ, trong đó 43 là số vũ khí cộng đồng.
d. Máy bay hư hỏng
- Mỹ:
Loại máy bay Hỏng nhẹ Phá hủy Tổng
AC-47 (USAF) 9 0 9
C-47 (USAF) 1 0 1
C-54 (USAF) 1 0 1
C-117 (USN) 2 0 2
- VNCH: Không có
C-47 (USAF) 1 0 1
C-54 (USAF) 1 0 1
C-117 (USN) 2 0 2
- VNCH: Không có
e. Thiệt hại công trình
(1) 4 Conex bị phá hủy
(2) 1 xe kéo bị phá hủy
(3) 1 xe kéo dạng thùng bị phá hủy
(4) 1 mái nhà kho bị hư hỏng
(5) Khoảng 120m dây cáp điện dẫn đến khu thông tin bị hư hỏng
(6) Khoảng 50 đèn chiếu sáng khu ngoại vi bị hư hỏng
f. Hư hỏng đường băng: Có 1 hố 1mx0.3mx1m ở góc của đường băng bị hư hỏng do đạn bắn. Đường băng vẫn hoạt động được và hư hỏng được sửa xong trong ngày.
g. Thu vũ khí của bộ đội Việt Nam, gồm:
(1) Ở trong khu căn cứ
(a) 22 bẫy
(b) 8 mìn định hướng DHB
(c) 12 mìn định hướng DH
(d) 37 đạn súng B40
(e) 84 súng B40
(f) 38 súng B41
(g) 103 lựu đạn RKC-3TG
(h) 95 lựu đạn chầy
(i) 40 lựu đạn tự chế
(j) 13 khối nổ dẻo
(k) 142 khối thuốc nổ TNT
(l) 17 bộ kíp nổ
(m) 12,000 đạn 7.62mm
(n) 2,000 đạn 7.62 đóng kẹp
(o) 5 đạn cối US 81mm
(p) 45 lựu đạn Mỹ M26
(q) 15 đạn cối US 81mm chiếu sáng
(r) 65 đạn phóng lựu US 40mm
(s) 19 mìn claymore
(t) 5 đạn DKZ US 57mm
(2) Lực lượng rà phá chất nổ Mỹ thu dọn khu vực lân cận hàng rào ngoại vi phía Tây thu giữ và vô hiệu hóa được 50kg thuốc nổ.
XI. Các hoạt động tiếp theo
Các vụ bắn súng lẻ tẻ, uy hiếp bằng hỏa lực, lực lượng bộ đội Việt Nam di chuyển quanh căn cứ Tân Sơn Nhất, tiếp diễn qua các vụ bắn phá sân bay bằng pháo phản lực ngày 18/2/1968. Có 10 trường hợp xảy ra trong 4 ngày tiếp theo, các Toán bảo vệ an ninh SAT đã giao tranh tại khu vực có bộ đội Việt Nam bắn phá sân bay. Hai đợt giao tranh dẫn đến có vụ nổ dây chuyền lớn ở vị trí bộ đội Việt Nam. Lực lượng đồng minh hoạt động bên ngoài căn cứ thường xuyên giao tranh với lực lượng bộ đội Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét