Trong các post trên, Rongxanh đã post ảnh chụp danh sách Lsỹ thuộc Trung đoàn 18B hy sinh tại khu vực An Xuân/ An Nghiệp tháng 6/1966.
Rongxanh tìm trên mạng và thấy có chút ít thông tin về trận chiến ở khu vực trên trong khoảng thời gian này
http://www.cinet.gov.vn/uploadfile/html/baoton_baotang/ditich/chitiet/PhuYen/ditich/GoThiThung.htm
Rongxanh tìm trên mạng và thấy có chút ít thông tin về trận chiến ở khu vực trên trong khoảng thời gian này
http://www.cinet.gov.vn/uploadfile/html/baoton_baotang/ditich/chitiet/PhuYen/ditich/GoThiThung.htm
GÒ THÌ THÙNG
* Giới thiệu chung:
- Vị trí - Địa điểm:
Nằm ở huyện Tuy An, cách thị trấn Chí Thạnh chừng 17km về hướng tây.
- Cấp bậc - xếp hạng:
- Cơ quan quản lý:
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Gò Thì Thùng nói riêng, xã An Xuân nói chung là vùng căn cứ cách mạng. Nơi đây đã chứng kiến những trận đánh làm rúng động kẻ thù.
Ngày đó, trước sự lớn mạnh của kẻ thù, Tỉnh ủy Phú Yên và Ban chỉ huy quân sự khu Năm quyết định đào địa đạo tại Gò Thì Thùng để chống giặc. Sau khi xác định được tầm quan trọng của khu căn cứ chiến lược này, ngày 10-5-1964, Huyện đội và Tỉnh đội trực tiếp chỉ huy nhân dân các xã An Xuân, An Định, An Nghiệp… đào địa đạo. Ngày khởi công, đồng chí Trần Suyền, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, bổ nhát cuốc đầu tiên; đồng chí Đỗ Tấn Cảnh trực tiếp chỉ huy công trình này. Ông Trà Cò, năm nay đã 75 tuổi, một tiểu đội trưởng từng tham gia đào địa đạo, kể lại: “Cứ 5 giờ chiều là dân công tập trung đào đến 12 giờ khuya, mỗi tiểu đội một giếng, hết giếng này lại đến giếng kia. Họ dùng cuốc để đào rồi dùng cần giọt đưa lấy đất lên. Vất vả nhưng ai nấy đều tham gia rất tích cực”. Sau một thời gian dài tập trung sức lực khơi thông lòng đất, đến tháng 8 – 1965, địa đạo Gò Thì Thùng đã hoàn thành. Tổng chiều dài địa đạo là 1948m xuyên qua Gò Thì Thùng, sâu 4,5m, rộng 0,8m. Toàn bộ địa đạo có 486 giếng, trên miệng giếng lấy gỗ đặt rầm, cách 20m chừa một cửa hông có ngụy trang. Bên trên địa đạo đặt vọng gác có đài quan sát. Xung quanh địa đạo là một hệ thống giao thông hào chạy ngang dọc. Khi có địch ta xuất hiện để đánh, đánh xong thì rút xuống, địch không phát hiện và nhân dân tuyệt đối giữ bí mật an toàn.
Sau khi hoàn thành, địa đạo Gò Thì Thùng đã chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt. Ngày 25 - 6 - 1966, địch đổ quân xuống cao nguyên An Xuân. Cuộc chiến trên Gò Thì Thùng diễn ra suốt 2 ngày đêm. Bộ đội chủ lực của ta đã diệt 1030 tên Mỹ, bắn rơi và làm bị thương 9 máy bay… Với trận Gò Thì Thùng, nhân dân Phú Yên đã lập chiến công vang dội, góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở chiến trường miền Nam.
Hơn 40 năm trôi qua, trên cao nguyên An Xuân đã thay đổi rất nhiều. Địa đạo Gò Thì Thùng vẫn còn đó. Những ụ đất, giao thông hào của chiến trường năm xưa giờ như phế tích. Cửa hầm bị sạt lở, bên ngoài cây cối mọc um tùm, bên trong tối om, nhiều động vật đã chọn chỗ này làm nơi trú ngụ. Có lẽ chính quyền và nhân dân xã An Xuân không đủ sức bảo tồn và sửa sang di tích này. Nhiệm vụ đó đòi hỏi có sự tham gia tích cực của các ngành chức năng.
Được biết, địa đạo Gò Thì Thùng là một trong bốn địa đạo của cả nước. Ba địa đạo kia (Củ Chi - TP HCM, Vĩnh Mốc - Quảng Trị, Phù Cát-Bình Định) đã được nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Riêng địa đạo Gò Thì Thùng đến nay vẫn ngủ yên trong bao lớp bụi thời gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét